NHỮNG SAI LẦM KHI CHĂM SÓC KHIẾN CÂY MAI VÀNG BỊ CHẾT

Comentários · 63 Visualizações

NHỮNG SAI LẦM KHI CHĂM SÓC KHIẾN CÂY MAI VÀNG BỊ CHẾT

 

Mai là loài cây khá dễ trồng và có thể sống tốt ở nhiều vùng đất trên cả nước. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt và cho hoa to đẹp đúng dịp Tết, cần nhiều kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. Gần đây, thú chơi mai dịp Tết ngày càng được ưa chuộng, khiến mỗi cây mai có giá trị rất cao. Vì vậy, mỗi cây mai bị chết do chăm sóc sai cách đều gây tổn hại rất lớn. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nguyên nhân hàng đầu khiến cây mai vàng bị suy yếu.

Theo vườn mai hoàng long người dân Việt thường chọn cây mai để thờ cúng và trang trí trong nhà không phải là điều ngẫu nhiên. Hoa mai trong ngày lễ Tết, đặc biệt là Tết tại Nam Bộ, có ý nghĩa rất linh thiêng và quan trọng. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa của hoa mai trong văn hóa người Việt qua bài viết này.

Úng nước Hiện tượng ngập nước do lỗ ở đáy chậu cây mai bị bít hoặc do chất trồng thoát nước kém sẽ làm cây mai bị thối rễ và chết. Để khắc phục, cần đảm bảo chậu cây có lỗ thoát nước tốt và sử dụng chất trồng thoát nước nhanh như cát hoặc xơ dừa.

Đất trồng Đất trồng mai phải đảm bảo tơi xốp nhưng cũng không được quá khô, phải giữ được độ ẩm để cây hút nước. Trồng mai trong chậu không nên trộn thêm đất. Công thức giá thể chuẩn trồng mai là 50% xơ dừa + 30% trấu sống + 20% cát. Đất trồng cũng phải đủ nhiều để giữ cây đứng vững, tránh lắc lư khi gặp gió bão sẽ khiến rễ bị tổn thương. Trong đất trồng phải có chứa vi sinh vật có lợi giúp bộ rễ tổng hợp đạm cho cây hút. Có thể bổ sung vi sinh vật bằng phân hữu cơ hoặc phân vi sinh.

Không có mô tả.

Sai phân bón Cây mai qua mỗi giai đoạn cần một công thức phân nhất định. Đầu năm, khi mới xả tàn, cần lượng phân đạm nhiều hơn để phát triển cành lá. Khi cần phát triển bộ rễ thì bón phân NPK có hàm lượng lân nhiều hơn. Cây trong giai đoạn ra hoa thì cần nhiều kali. Vì vậy, tùy theo thời điểm trong năm mà bón loại phân cho phù hợp. Tùy theo tình trạng của cây mà bón lượng phân cho phù hợp, tránh bón quá liều làm cây bị xót. Khi cây có bộ lá rậm rạp thì bón nhiều phân, khi cây ít lá thì bón ít hơn, khi cây mới xả tàn hoặc lá còn non thì tuyệt đối không nên bón phân. Khi bón phân cũng nên chú ý bón loãng hơn liều lượng ghi trên bao bì và chia làm nhiều lần.

===== Xem thêm: Tìm hiểu thêm về các loại mai vàng ở việt nam

Thuốc kích rễ Không nên sử dụng quá nhiều thuốc kích rễ, chỉ nên sử dụng ngay sau khi xả tàn để cây hồi sức. Sử dụng nhiều thuốc kích rễ sẽ khiến đất trồng bị thoái hóa gây hại cho cây.

Nước tưới Người xưa có câu "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống," nước ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển của cây. Lưu ý không tưới cây mai bằng các loại nước bị chua, sẽ khiến cây bị chết. Tốt nhất nên sử dụng nước mưa, nước sông, nước ao hồ để tưới, tránh sử dụng nước máy, nước nhiễm phèn. Khắc phục bằng cách chứa nước nhiễm phèn vào thùng phi, đợi vài ngày cho phèn lắng xuống rồi lấy lớp mặt để tưới cây. Sau một năm trong chậu, lớp đất có khả năng bị nhiễm phèn nên thay để đất trung tính hơn.

Vị trí Khi cây mới xả tàn hoặc ra lá non, nên đặt cây trong mát, nắng nhẹ hoặc lấy lưới đen che lại. Khi lá đã già thì buộc phải đưa ra ngoài ánh nắng 100% thì cây mới phát triển tốt. Mỗi tháng nên xoay hướng của chậu để cây phát triển đều tứ phía. Nên đặt chậu ở dưới nền đất cao ít nhất 20cm, tránh đặt chậu ở dưới nền gạch, xi măng sẽ khiến rễ bị nóng, kém mọc rễ cám.

Tạo hình Cây mai vàng chợ lách bến tre nên tạo hình nón lá hoặc tán thông để cây hứng nắng tốt nhất.

Việc chăm sóc cây mai vàng không hề đơn giản và đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như kỹ thuật cao. Tránh những sai lầm phổ biến như úng nước, đất trồng không phù hợp, bón phân sai cách, lạm dụng thuốc kích rễ, tưới nước không đúng và đặt cây ở vị trí không hợp lý sẽ giúp cây mai phát triển mạnh mẽ và cho hoa đẹp đúng dịp Tết.

 

Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777

Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com

Facebook: Vườn mai Hoàng Long

Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.





Comentários